Báo điện tử VTVNews có bài: 62% người tiêu dùng Việt Nam tìm cách tiết kiệm tối đa khi mua sắm.
https://vtv.vn/kinh-te/62-nguoi-tieu-dung-viet-nam-tim-cach-tiet-kiem-toi-da-khi-mua-sam-20230526144731307.htm
Theo báo cáo của ngành bán lẻ hãng tư vấn PwC Việt Nam vừa công bố, 62% người tiêu dùng Việt Nam tìm cách tiết kiệm tối đa khi mua sắm.
Trong giai đoạn thấp điểm mua sắm, thị trường vẫn được đánh giá là còn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và các nhà bán lẻ. Giảm chi phí, tăng khuyến mại, đa dạng các mô hình bán lẻ… là giải pháp để khơi dậy thị trường hàng hoá mà doanh nghiệp Việt đang hướng tới.
Trong chiến lược dài hạn, các nhà bán lẻ cho biết vẫn thực hiện mở mới hoặc làm mới các điểm bán để tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ duy trì hơn 1.000 mặt hàng thiết yếu giảm giá 10 - 50%. Sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định giá cả hàng hóa, duy trì sức mua.
Với chiến lược mới, cùng sự đa dạng hàng hoá nhu yếu phẩm đến hàng gia dụng, thời trang, ẩm thực, cùng với chính sách giảm thuế VAT kích cầu tiêu dùng, doanh nghiệp kỳ vọng doanh thu nửa cuối năm sẽ cải thiện.
Báo Hà Nội mới có bài: Mối nguy hại từ nước đóng bình “siêu rẻ”.
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/1065359/moi-nguy-hai-tu-nuoc-dong-binh-sieu-re
Thời gian qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng bình giả; những cơ sở này thu gom bình nước chính hãng đã qua sử dụng và đổ nước máy hoặc nước giếng khoan vào đó rồi mang đi tiêu thụ.
Hiện tượng nói trên là rất nguy hiểm bởi với sản phẩm của các cơ sở sản xuất nước đóng bình “nhái” thương hiệu, nếu là nước giếng khoan gần vùng đất ô nhiễm thì có thể chứa hàm lượng cao nitrat, asen, amoniac - những chất có thể gây ung thư, bệnh tim mạch. Ngoài ra, loại nước này còn có thể khiến người tiêu dùng bị nhiễm độc do có các kim loại nặng như thủy ngân, chì. PGS.TS Phan Thị Sửu (Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho biết, quy trình sản xuất nước đóng bình có rất nhiều bước và nếu làm đúng các quy trình này thì nước đóng bình đến tay người tiêu dùng không thể có giá “siêu rẻ” như đã thấy.
Mối lo ngại không chỉ đến từ nguồn nước không đáng tin cậy, mà còn là môi trường sản xuất nước uống đóng chai giả thường rất mất vệ sinh, bụi bặm, không đạt tiêu chuẩn vô trùng và các tiêu chuẩn khác của Bộ Y tế. Vì vậy, nước uống "nhái" có thể chứa vi khuẩn có hại, đặc biệt là E.Coli - loại vi khuẩn rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột... Ngoài ra, nước uống giả có thể nhiễm vi khuẩn EB.cereus, có hàm lượng men mốc, kim loại vượt giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Để tránh "bệnh từ miệng", các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng không nên chọn mua các loại nước uống đóng chai với mức giá quá rẻ. Đồng thời, chúng ta nên chọn các loại nước uống đóng chai có nhãn mác, thương hiệu và thành phần, địa chỉ nơi sản xuất rõ ràng.
Báo Sức khỏe và đời sống có bài: Sốc nhiệt do nắng nóng và cách phòng tránh.
https://suckhoedoisong.vn/soc-nhiet-do-nang-nong-va-cach-khac-phuc-169230525115227092.htm
Sốc nhiệt là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật).
Sốc nhiệt có thể xảy ra ở những người lớn tuổi, những người có vấn đề về sức khỏe, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nếu không được xử lý kịp thời thì dễ dẫn đến tử vong.
Sốc nhiệt có thể gây biến chứng cho tất cả các cơ quan như tụt huyết áp, thay đổi, phù phổi, viêm phổi, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp, hạ kali máu, tăng kali máu, hạ calci máu, hạ đường huyết, tăng uric máu. Rối loạn đông máu, hội chứng đông máu rải rác nội mạch, hôn mê, mất trí nhớ, hoại tử tế bào gan, suy gan…
Sốc nhiệt hoàn toàn có thể phòng tránh được. Vì thế phương pháp dự phòng rất quan trọng, đó là:
Hãy uống đủ định mức, đừng để khi khát thì mới uống. Chia lượng nước cho cả ngày, uống từng ngụm nhỏ. Những người làm việc ngoài trời hay chơi thể thao nên uống thêm các loại nước nước bù điện giải có chứa các ion thiết yếu như Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+…
Khi có các bệnh lý nguy cơ thì không được tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng.
Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoáng và sáng màu.
Hạn chế đi ra ngoài trời trong thời tiết nắng nóng vì rất có thể bạn sẽ bị mất nước và say nắng.
Không nên đang trong phòng máy lạnh mà ra ngoài nắng đột ngột. Để nhiệt độ phòng chênh lệch không quá 7oC.
Khi thấy các dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, lượng nước tiểu giảm, bị tiêu chảy liên tục trong 2 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị.
P.TT&TT (TH)
"
" style="
">
Từ khóa: