Điểm tin ngày 04/12/2023

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 04/12/2023 10:40:00 AM - Lượt xem: 4 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Báo Vnexpress có bài: Thêm thế khó về 'tiêu chuẩn xanh' cho ngành dệt may.

https://vnexpress.net/them-the-kho-ve-tieu-chuan-xanh-cho-nganh-det-may-4683730.html?gidzl=LlaqH0s6hJnPu3952fcgFbtXCKCGowWzHBLWGnB4zsn1jJqQ5fZsO13YOHT2cgnfG-eqGZLZIAvE18YlFm

Ngoài thiếu đơn hàng và bị cạnh tranh bởi các nước, doanh nghiệp dệt may thêm áp lực về tiêu chuẩn xanh từ các thị trường trọng điểm.

Thực tế, các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới ngày càng ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp xanh hoặc yêu cầu các nhà cung cấp áp dụng nhiều biện pháp thực hành xanh. Đây được xem là biện pháp bảo vệ danh tiếng và triết lý kinh doanh của họ, đồng thời đáp ứng những quy định được luật hóa ngày càng khắt khe.

Bà Lành Huyền Như - Quản lý dự án Chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK Việt Nam), nói tại các nước phát triển, tăng trưởng bền vững không còn là vấn đề chính phủ khuyến khích doanh nghiệp nên làm, mà chuyển sang bắt buộc họ phải thực hiện. Theo lộ trình, các tiêu chuẩn trên càng mở rộng phạm vi, từ đó ảnh hưởng sâu và rộng đến hệ sinh thái doanh nghiệp cung ứng tại các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Một chuyên gia khác cũng nêu ví dụ thực tế về một doanh nghiệp chủ động thực hiện chuyển đổi hệ thống xử lý nước thải. Doanh nghiệp này tìm đến đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và hào hứng đầu tư nhưng rồi phải dừng đột ngột vì không có đơn hàng.

Tuy có nhiều khó khăn, các bộ luật thẩm định chuỗi cung ứng kể trên sẽ tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam giành lợi thế so với các nước khác.

Phó tổng thư ký VITAS nêu quan điểm dù khó khăn, chuyển đổi xanh là con đường tất yếu, không thể không đi nếu các doanh nghiệp dệt may muốn tồn tại và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. "Đây là cuộc chơi chúng ta không có quyền lựa chọn", bà nhấn mạnh.

Báo Điện tử VTVNews có bài: Thận trọng thủ đoạn lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm.

https://vtv.vn/kinh-te/than-trong-thu-doan-lua-dao-truc-tuyen-dip-cuoi-nam-20231203111057587.htm

Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng về kiểu lừa đảo mới, từ việc bị hack tài khoản, lừa vay tiền tới việc lừa mở thẻ tín dụng online để chiếm đoạt tiền.

Theo báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023, số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã tăng hơn 61%, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là lừa đảo trực tuyến và sử dụng công nghệ cao.

Chuyên gia cũng lưu ý cuối năm là thời điểm có nhiều chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm và người dùng có tâm lý cởi mở hơn trong chi tiêu, những kẻ lừa đảo chắc chắn sẽ dựng nên những kịch bản đánh vào tâm lý này, với các chương trình trúng thưởng, tặng quà.

"Người dùng cần phải chú ý khi chúng ta tham gia chương trình nào đó. Chúng ta cần phải chú ý đến những đơn vị tổ chức của nó, vì tất cả chương trình liên quan đến trúng thưởng, khuyến mãi đều phải đăng ký với Bộ Công Thương. Nếu chúng ta không thấy các chương trình này công bố ở trên các cổng thông tin thì rất có thể đây là chương trình mang tính lừa đảo, chúng ta phải hết sức cẩn thận.

Trước những kịch bản cám dỗ được kẻ xấu dựng nên, người dùng cần tránh tâm lý tham lam và cẩn trọng trước bất cứ lời mời tham gia các hội nhóm.

Báo Hà Nội Mới có bài: Cảnh giác với đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc ở gần trường học.

https://hanoimoi.vn/canh-giac-voi-do-an-vat-khong-ro-nguon-goc-o-gan-truong-hoc-649808.html

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, hiện nay, nhiều loại đồ ăn vặt, nước ngọt không kiểm soát được các hóa chất, chất phụ gia độc hại và không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan ở nhiều cổng trường học. Đây là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc cho học sinh.

Các loại đồ ăn, thức uống bày bán ở cổng trường học rất phong phú, màu sắc bắt mắt, rẻ tiền và hấp dẫn trẻ nhỏ, như: Nem tôm thịt hổ, que cay, thạch dừa, nước ngọt có ga… Phần nhiều trong số này không có nhãn mác hoặc có nhãn mác chữ nước ngoài. Giá của những đồ ăn vặt này cũng rất “vừa túi tiền” với học sinh, chỉ 1.000-5.000 đồng mỗi loại.

Theo các chuyên gia, tất cả thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được bảo quản và chế biến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đều có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Số liệu từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, có tới 70-80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn, như: E.coli, gây tiêu chảy, bệnh đường ruột...

Do vậy, để bảo vệ sức khỏe cho học sinh, các gia đình nên bố trí cho con ăn uống ở nhà đầy đủ và mang theo các đồ ăn nhẹ để con sử dụng trong giờ nghỉ. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần giải tỏa những hàng quán không đủ điều kiện bày bán trước cổng trường, kiểm soát chất lượng đồ ăn vặt bằng các test nhanh và kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ.

P.TT&TT (TH)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn