May 10 - Những sự kiện nổi bật tuần qua

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 24/09/2022 11:39:00 AM - Lượt xem: 11 lượt xem.

Xin mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi điểm lại những tin tức, sự kiện đáng chú ý của TCT trong tuần vừa qua.

Ảnh: Anh Tú

 

  1. Nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, vượt qua thách thức

Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần, chị Hoàng Thị Hậu – nhân viên Phòng Thị trường 1 đã chia sẻ tới toàn thể CBCNV về tình hình thị trường, tình hình đơn hàng và một số giải pháp.

Nhận định chung tình hình thị trường 4 tháng cuối năm rất ảm đạm. Thị trường dệt may trong nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường thế giới. Đơn hàng dệt thoi đặc biệt là sơ mi và jacket giảm mạnh. Số lượng đơn hàng ngày càng nhỏ lẻ, để nhận được đơn hàng các đơn vị may chấp nhận giảm giá từ 20-thậm chí 40%. Vì việc cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp Việt Nam mà còn giữa các nước XK dệt may với nhau.

3 nguyên nhân chính dẫn tới điều này:

  • Thị trường xuất khẩu chính May 10 đang làm là Mỹ và Châu âu tình trạng lạm phát tăng cao, người dân thay đổi thói quen mua sắm, thắt chặt chi tiêu, ưu tiên mua nhu yếu phẩm thay vì quần áo, trang sức, tỉ lệ hàng tồn kho cao…
  • Xu hướng chung các khách hàng đang hướng tới là tính bền vững, vòng tuần hoàn dệt may, NPL tái chế, sợi tái chế, đặc biệt là NPL tái chế từ các phế thải ngành may. Theo đó chỉ những sản phẩm có tính bền vững, sử dụng được lâu, có thể sửa chữa, hoặc tái sử dụng thì mới được đưa vào châu Âu. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trong chuỗi giá trị, kể cả khi những sản phẩm này đã trở thành chất thải.
  • Khách hàng ngày càng yêu cầu rút ngắn leadtime sản xuất đơn hàng.

Về lâu dài, ngành Dệt may Việt Nam cần đổi mới, đi tắt, đón đầu xu hướng phát triển bền vững thì mới có thể xuất khẩu vào Châu Âu.

Để hoàn thành nhiệm vụ quý 4 cần sự chủ động của tất cả các bộ phận tại mọi vị trí công việc, phát huy SKCT, nâng cao hiệu quả công việc. Tập trung vào công tác nghiên cứu sản xuất, rút ngắn leadtime của khách hàng. Đặc biệt là thích ứng nhanh với việc chuyển đổi sản phẩm để có năng suất ngay từ ngày đầu.

  1. “May 10 - Suối nguồn tình yêu trong tôi”

Gắn bó và cống hiến tại May 10 suốt hơn 30 năm, từ khi còn là một chàng trai trẻ tràn đầy nhiệt huyết cho tới lúc nghỉ hưu, tình cảm của ông Trần Đức Hiệp – nguyên cán bộ Phòng Tổ chức lao động, Phòng Kế hoạch với May 10 là sự thiêng quý, là suối nguồn cảm xúc chưa khi nào vơi cạn, được thể hiện đậm nét trong hàng chục tác phẩm thơ, ca mà ông sáng tác về May 10.

Trong suốt hơn 30 năm làm việc hay lúc đã nghỉ hưu, ông Hiệp vẫn dõi theo mọi sự phát triển của May 10 và cho ra đời nhiều tác phẩm mới mỗi khi có những sự kiện đáng nhớ. Cảm hứng sáng tác về May 10 là suối nguồn tình yêu chưa khi nào vơi cạn trong lòng ông. Mọi người yêu mến, cảm phục tài thơ ca, âm nhạc của ông, gọi ông thân mật với cái tên “Thi sỹ Hiệp”. Dù đã ở tuổi nghỉ ngơi vui vầy bên con cháu, nhưng niềm vui của ông Hiệp còn là đêm ngày được suy nghĩ những vần thơ, giai điệu mới để nhớ về một thời hào hùng ở May 10 và làm đẹp cho cuộc đời.

  1. 888 - “Ngôi nhà thứ 2” giúp người lao động “ly nông, bất ly hương”

Nhìn lại khoảng thời gian 08 năm làm việc tại Công ty TNHH 888, chị Hoàng Thị Mơ luôn cảm thấy mình là người may mắn và hạnh phúc.

Lựa chọn vào làm việc tại Công ty TNHH 888 là quyết định vô cùng sáng suốt của chị, có việc làm ổn định, thu nhập khá và có nhiều thời gian chăm sóc cho con cái khi làm việc gần nhà, làm hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm công tác xa.

Hai năm đại dịch Covid-19, chị Mơ càng thấy trân trọng và biết ơn nơi mình đang làm việc, bởi thu nhập vẫn đảm bảo trong bối cảnh rất nhiều người lao động mất việc làm. Thu nhập bình quân của chị Mơ trong 8 tháng đầu năm 2022 là 9,5 triệu đồng/tháng.

Chị Mơ là một trong hàng trăm người lao động trên quê hương Thanh Hóa đã thực sự coi 888 thực sự như “ngôi nhà thứ 2” với tấm lòng tri ân sâu sắc, là nơi giúp họ an cư lạc nghiệp ngay tại quê nhà.

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nông nghiệp với mục tiêu "ly nông, bất ly hương", TCT May 10 đã có chiến lược đầu tư phát triển nhiều nhà máy về các tỉnh thành miền Trung, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Tại Thanh Hóa, May 10 đầu tư nhà máy đầu tiên năm 2003 là Xí nghiệp May Bỉm Sơn tại thị xã Bỉm Sơn, tiếp đến Công ty TNHH Thiệu Đô tại Thiệu Đô - Thiệu Hóa năm 2010 và nhà máy thứ 3 là Công ty TNHH 888 tại mảnh đất Quảng Hợp – Quảng Xương vào năm 2012.

S1959

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn