Điểm tin ngày 26/07/2021

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 26/07/2021 11:52:00 AM - Lượt xem: 24 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam sáng nay đư tin: Sáng 26/7, thêm 2.708 ca mắc COVID-19, tổng số ca mắc ở Việt Nam vượt 101.000.

https://vtv.vn/xa-hoi/sang-26-7-them-2708-ca-mac-covid-19-tong-so-mac-tai-viet-nam-hon-101000-ca-20210726060519553.htm

Bản tin dịch COVID-19 sáng 26/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 2.708 ca mắc COVID-19. Việt Nam đã có tổng cộng 101.173 ca mắc.

Tính từ 19h ngày 25/7 đến 6h ngày 26/7 có 2.708 ca mắc mới, trong đó 04 ca nhập cảnh và 2.704 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.714), Bình Dương (407), Tiền Giang (201), Đồng Nai (125), Vĩnh Long (49), Đà Nẵng (27), Phú Yên (26), An Giang (25), Bình Thuận (23), Bình Định (19);

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 97.421 ca, trong đó có 16.564 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Báo Hà Nội mới có bài: Người dân cần hiểu đúng về dược liệu hỗ trợ phòng Covid-19, không nên đổ xô đi mua.

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1006914/nguoi-dan-can-hieu-dung-ve-duoc-lieu-ho-tro-phong-covid-19-khong-nen-do-xo-di-mua

Như Báo Hànộimới đưa tin, tại Công văn 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, Bộ Y tế có kèm theo hướng dẫn và danh mục về 12 loại thuốc, sản phẩm dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 và 9 sản phẩm sát khuẩn không khí, sát khuẩn tay và xịt họng.

Chiều 25-7, giải thích với báo giới về Công văn 5944/BYT-YDCT, PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, 12 sản phẩm nêu trên không phải là danh mục thuốc, sản phẩm chỉ định cho dự phòng, điều trị, mà đó chỉ là danh mục các sản phẩm do các đơn vị tài trợ, ủng hộ cho phòng dịch.

"Các đơn vị sản xuất các sản phẩm trên đây đã và đang đồng hành, ủng hộ ngành Y tế và một số tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh... để sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ và vừa, cho các thầy thuốc tuyến đầu chống dịch và các F1 đang cách ly", PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh nói.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, căn cứ danh mục, tùy theo thực tiễn các bệnh viện, cơ sở y tế khi được tài trợ để phát cho bệnh nhân. Các sản phẩm cũng cần được đánh giá về hiệu quả khi sử dụng. Đối với nhóm thuốc phòng và hỗ trợ điều trị có thể đồng thời sử dụng 2-3 loại, kết hợp uống thuốc dạng sắc trên cơ sở các bài thuốc được đề cập trong hướng dẫn kèm Công văn 5944/BYT-YDCT. Điều đó có nghĩa là không phải bệnh nhân Covid-19 nào cũng giống nhau, mà phải "cá thể hóa" từng bệnh nhân, tùy từng tình trạng, mức độ bệnh.

"Tuy nhiên, người dân thường có tâm lý thích tự đi mua. Nhưng thuốc khi sử dụng phải theo hướng dẫn của bác sĩ, vì thuốc bao giờ cũng có 2 mặt: Lợi và hại. 12 thuốc, sản phẩm y học cổ truyền ban hành cùng công văn nêu trên không phải là danh mục sản phẩm cho đấu thầu thuốc dự phòng, điều trị Covid-19. Người dân cần hiểu đúng, không nên đổ xô đi mua", PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh khẳng định.

Báo điện tử Tri thức trực tuyến có bài: Đại dịch vô hình nguy hiểm không kém Covid-19

https://zingnews.vn/dai-dich-vo-hinh-nguy-hiem-khong-kem-covid-19-post1241689.html

Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy hồi giữa tháng 7 từng khẳng định đại dịch tin giả nguy hiểm không kém dịch Covid-19 ngoài đời thực. Điều khiến ông lo ngại nhất là sự lây lan của tin giả "nhanh như đám cháy rừng" mà nhiều nước vẫn chưa có cách xử lý triệt để.

“Thông tin sai lệch là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Nó có thể gây nhầm lẫn, ngờ vực, gây hại cho sức khỏe của mọi người và phá hoại các nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng”, Tổng Y sĩ Mỹ Murthy nói.

Trước nạn tin giả tràn lan, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) khuyến cáo độc giả cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin.

Người đọc cần kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào. Nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng thì cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để xác minh.

Bên cạnh đó, độc giả nên kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để xác định thông tin thật hay giả. Thông thường, tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn. Các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép. Ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi.

S1959 (Tổng hợp)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn