Điểm tin ngày 14/06/2021

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 14/06/2021 10:37:00 AM - Lượt xem: 18 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Báo điện tử Dân trí đưa tin: Sáng 14/6, thêm 92 ca Covid-19, nhiều nhất tại TPHCM.

https://dantri.com.vn/suc-khoe/sang-146-them-92-ca-covid19-nhieu-nhat-tai-tphcm-20210614060409211.htm

Tính từ 18h ngày 13/6 đến 6h ngày 14/6, nước ta có 92 ca mắc mới Covid-19 (BN10539-10630).

Bộ Y tế thông tin trong số các ca bệnh mới có 91 ca lây nhiễm trong nước, đặc biệt 18 ca được phát hiện ngoài khu cách ly, phong tỏa. Bắc Kạn là tỉnh mới nhất có ca bệnh trong đợt dịch thứ 4 này.

- 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh.

- 91 ca ghi nhận trong nước tại TPHCM (30), Bắc Giang (23), Tiền Giang (14), Hà Tĩnh (10), Bắc Ninh (9), Bình Dương (4), Bắc Kạn (1); trong đó 73 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. 

Trong ngày 13/6, có thêm 43.222 người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Tính đến 16 giờ ngày 13/6, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin 3 đợt tại các tỉnh thành với 1.498.323 liều. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin là 55.265 người.

Báo điện tử Chính phủ có bài: Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19.

https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-Pham-Minh-Chinh-Tao-dieu-kien-thuan-loi-nhat-cho-nghien-cuu-san-xuat-vaccine-phong-COVID19/434604.vgp

Tại Thông báo 160/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt với các nhà khoa học, các đơn vị doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19, Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cơ chế, chính sách trên tinh thần bám sát thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu về nhận thức cần thống nhất vaccine có tính chất quyết định, chiến lược, lâu dài trong phòng, chống dịch nói chung và trong phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng, đồng thời phải nằm trong chiến lược tổng thể nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine để vừa chủ động trong phòng, chống dịch vừa tiết kiệm ngân sách nhà nước cả trước mắt và lâu dài.

Thủ tướng nhấn mạnh, về tư tưởng chỉ đạo, việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine là khó khăn, thách thức nhưng phải làm bằng được vì có sản xuất được vaccine mới chủ động trong phòng chống dịch và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Cần có quyết tâm cao và niềm tin là Việt Nam sẽ sản xuất được vaccine phòng COVID-19, để người dân tin, tích cực tham gia, đóng góp nguồn lực vào nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất và tham gia thử nghiệm, sử dụng vaccine.

Báo điện tử VOV News có bài: Tiêm vaccine COVID-19 phải sốt, đau người mới sinh kháng thể: Chuyên gia nói gì?

https://vov.vn/suc-khoe/tiem-vaccine-covid-19-phai-sot-dau-nguoi-moi-sinh-khang-the-chuyen-gia-noi-gi-865930.vov

Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, sau tiêm vaccine việc cơ thể sẽ tiếp xúc với một kháng nguyên lạ.

Phản ứng bình thường của cơ thể là huy động hệ miễn dịch chống lại và tiêu diệt kháng nguyên lạ đó, đồng thời tạo trí nhớ miễn dịch, hay còn gọi là kháng thể để chống lại những đợt tấn công tiếp theo của kháng nguyên. Những phản ứng miễn dịch đó biểu hiện ra bên ngoài như đau tại chỗ tiêm, sốt, đau người, đau mệt mỏi… ở mức độ khác nhau.

Không phải ai sau tiêm cũng có biểu hiện phản ứng và điều này không phản ánh việc tạo miễn dịch của vaccine. Để đánh giá miễn dịch sau tiêm chính xác cần xét nghiệm máu định lượng kháng thể.

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nêu rõ, không phải cứ tiêm xong vaccine COVID-19 gặp phản ứng thì mới chứng minh cơ thể một người đã sản sinh ra kháng thể chống lại virus.

Các chuyên gia truyền nhiễm khác cũng khẳng định, phải tiêm nhắc lại vaccine vì mũi ban đầu được coi là mũi tiêm sinh kháng thể, còn mũi 2 là để củng cố hệ miễn dịch khoẻ hơn. Tiêm mũi 2 kích thích các tế bào có “trí nhớ miễn dịch”, từ đó kháng thể chống lại virus trong mũi nhắc lại được tăng lên và bền vững hơn.

Hồng Hạnh (TH)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn